Vấn đề lấy thị phần trong lĩnh vực gọi xe ở Việt Nam được ví von là cuộc chiến đốt tiền. Dễ dàng để chúng ta thấy hiện nay, Grab là ứng dụng được nhiều người biết đến và sử dụng.
Grab đã công bố là: đã chi tiêu 100 triệu dollar kể từ khi vào Việt Nam từ năm 2014. Có số lượng đối tác bác tài công nghệ lên đến 190 ngàn, thực hiện trên 3 tỉ chuyến xe cho toàn bộ Đông Nam Á. Theo đó có 35% các chuyến xe được thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt, số lượng người dùng chiếm 25% dân số Việt Nam.
CEO Grab cho biết: hãng đã huy động được 6,5 tỉ dollar từ các nhà đầu tư và mong muốn hãng của mình đầu tư – phát triển mạnh gấp vài lần, so với đối thủ cạnh tranh là GoJEK đến từ Indonesia vào cuối năm nay.
Ông Ngô Trí Long cho biết: lĩnh vực gọi xe – vận chuyển hàng hóa – giao đồ ăn rất thu hút được người tiêu dùng, tuy nhiên lĩnh vực này không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Đối với mảng gọi xe công nghệ, thì việc thu hút được nhiều lái xe công nghệ rất quan trọng. Giữ chân được khách hàng thì cũng đơn giản, nếu đáp ứng được nhu cầu của họ. Nếu khách hàng đặt vài lần mà hãng không đáp ứng được yêu cầu, thì họ sẽ nản…thậm chí xóa ứng dụng khỏi điện thoại.
Ví dụ dễ thấy nhất là từ khi Uber rời bỏ Châu Á, thì rất nhiều hãng gọi xe công nghệ ra đời như Vato, Mai Linh, Go-Ixe, Aber, Fastgo…tuy được ra mắt khá hoành tráng với các khẩu hiệu tuyên truyền, nhưng đành ngậm ngùi rút lui vì không đủ năng lực về tài chính cũng như kiến thức công nghệ còn hạn chế.
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng nhau. Cho nên để cạnh tranh với Grab, các hãng gọi xe cần chuẩn bị nguồn vốn dồi dào với công nghệ hiện đại và không ngừng cải tiến mọi mặt để phục vụ khách hàng tốt hơn.